Lá Hương Thảo -rosemary
Cây Rosemary hay còn được gọi là cây Hương Thảo. Rosemary xuất phát từ tên gọi Latinh, từ “rosmarinus” — có nghĩa là “sương mai của biển“. Cây Hương thảo, một loài cây bụi có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, có giá trị cao trong y học cổ truyền. Người ta dùng chúng để làm gia vị, xua muỗi, trị liệu bằng xoa bóp, sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Ngày nay các hợp chất trong cây hương thảo được đưa vào kem dưỡng da, xà phòng thơm. Hương thảo ưa sống trong những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Cây Hương thảo, Tây dương chổi — Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi — Lamiaceae. Mùa hoa tháng 3–5.
Mô tả cây hương thảo: cây nhỏ cao 1–2m, phân nhánh và mọc thành bụi. Lá nhiều, hẹp, hình dải, dai, có mép gập xuống, không cuống, màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở mặt dưới. Hoa xếp 2–10 ở các vòng lá, dài cỡ 1cm, màu lam nhạt hơi có màu hoa cà với những chấm tím ở phía trong các thuỳ. Toàn cây có mùi rất thơm.
Bộ phận dùng cây hương thảo: Ngọn cây có hoa và lá, chủ yếu là lá khô. Tinh dầu của ngọn cây có hoa — Herba et Oleum Rosmarini.
Nơi sống và thu hái cây hương thảo: Cây của vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Nam Âu châu, Tây Á và Bắc Phi trước đây, được nhập trồng ở nước ta, tại một số tỉnh miền Trung và miền Nam (theo A. Pételot). Thường trồng bằng cách giâm cành hay gieo hạt. Khi thu hoạch, dùng các ngọn cây có hoa, đem phơi hay sấy khô, đập lấy lá. Lá tươi được dùng làm gia vị.
Thành phần hóa học cây hương thảo: Cây chứa tinh dầu và tanin. Tinh dầu (0,5% ở cây khô, 1,1–2% ở lá, 1,4% ở hoa) mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và một sesquiterpen (caryophyllen). Nếu mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hay vàng vàng, về sau sẫm dần và cứng lại, có thể hoa tan vào rượu theo bất kỳ tỷ lệ nào. Cây chứa choline, một glucosid không tan trong nước, một saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và hai heterosid là romaside và romarinoside; còn có acid rosmarinic.
Công dụng của cây Hương Thảo
1. Tính năng dược thảo:
– Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tác dụng điều trị các bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa nhờ tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng và kích thích sự tiết dạ dày và ruột; nó cũng lợi tiểu. Tinh dầu có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Người ta biết được tác dụng của Hương thảo là do sự có mặt của acid rosmarinic và các flavonoid, nó cũng có những tính chất chống oxy hoá cũng do có acid rosmarinic.
– Ở châu Âu, người ta cũng dùng lá Hương thảo làm pommat và thuốcxoa trị thấp khớp và đau nửa đầu. Nước hãm (nấu một nắm lá trong ½ lít nước để chiết hết thuốc) dùng rửa các vết thương nhiễm trùng và lâu khỏi. Dùng trong nước hãm này dùng lợi tiểu và gây tiết mật. Lá tươi dùng làm gia vị
– Loại cây này có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da và ung thư vú rất hiệu quả
– Với các bà bầu hoặc mẹ mới sinh tinh thần thường hay căng thẳng , cáu gắt, tinh dầu của hương thảo đảm bảo sẽ làm các mẹ thấy vui hơn, đầu óc thoải mái chăm sóc con và gia đinh. Đặc biệt, mùi vị hương thảo khi làm gia vị có hương thơm nồng, có thể át mùi thịt cá.
2. Hương thảo sử dụng tăng gia vị cho món ăn:
Cây hương thảo còn được dùng để làm gia vị trong món bò bít-tết, sườn nướng, hoa quả nướng… ở Pháp và các nước châu Âu, Địa trung hải thì Hương thảo là gia vị cực kỳ đặc biệt, hương thơm, vị đắng nhẹ rất quyến rũ, khó có loại gia vị nào như vây. Gà cuộn nấm xốt rosemary mang hương vị đặc trưng với vị ngọt đậm đà của gà, vị thơm của nấm kết hợp với hương thảo cho món ăn ngon, lạ mang hơi thở của vùng Địa Trung Hải.
3. Ngửi mùi cây hương thảo giúp làm tăng trí nhớ.
– Đối với nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc căng thẳng, mùi hương cây hương thảo có thể giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress nhanh nhất, giúp chống buồn ngủ
– Đối với trẻ em tinh dầu của cây kích thích phát triển trí não của trẻ, trẻ hoạt bát hơn, giúp trẻ học tốt và nhanh thuộc bài hơn.
4. Công dụng làm đẹp:
Chiết xuất hương thảo được cho vào xà bông, kem dưỡng da, các lotion và nước hoa với mùi hương.Lá hương thảo khô được dùng bỏ vào các gói tỏa hương thơm, nước tắm thảo dược, kem bôi mặt, nuớc xả và thuốc nhuộm tóc rất hiệu quả.
5. Giúp xua muỗi, trị liệu bằng xoa bóp.
6. Thành phần chứa rất nhiều sắt, calci và Vitamin B6.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.